Giỏ hàng

Son làm từ gì? Bí mật thành phần của son môi

Son làm từ gì? Các loại son môi phổ biến trên thị trường thường được làm từ 3 thành phần chính là sáp, dầu và chất tạo màu cùng các thành phần phụ khác.
Ngày đăng: 18/05/2024
Son làm từ gì? Bí mật thành phần của son môi

Trên thị trường mỹ phẩm, có hàng trăm loại son môi với màu sắc và chất lượng đa dạng. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi rằng son làm từ gì? Thỏi son ưa thích của mình có những thành phần nào? Tại sao một số loại son môi có khả năng giữ màu lâu dài trong khi những loại khác lại tạo cảm giác mềm mại và dưỡng ẩm cho đôi môi? Để khám phá bí mật đằng sau lớp màu son quyến rũ, hãy cùng LAN HƯƠNG LIP tìm hiểu về thành phần cấu tạo của son môi,

Son là gì?

Trước khi tìm hiểu son làm từ gì, bạn cần biết thêm thông tin về sản phẩm này. Son môi là một sản phẩm trang điểm được sử dụng để tạo màu sắc và hiệu ứng cho đôi môi, từ màu sắc tự nhiên đến màu sắc sáng bóng và đậm màu. Tùy thuộc vào công thức và thành phần cụ thể, son môi cũng có thể có các tính năng khác nhau như chống nước, giữ màu lâu dài,... Tóm lại, son môi là một món sản phẩm trang điểm, giúp tôn lên vẻ đẹp của đôi môi và thể hiện cá tính và phong cách cá nhân.

Son môi là sản phẩm trang điểm giúp tôn lên vẻ đẹp của đôi môi

Son môi là sản phẩm trang điểm giúp tôn lên vẻ đẹp của đôi môi

Nguồn gốc lịch sử của son môi

Để biết son làm từ gì thì cần phải biết nguồn gốc của son môi từ xa xưa. Son môi mang ý nghĩa sâu sắc từ lịch sử văn hóa và thẩm mỹ của loài người. Trong lịch sử từ xa xưa, những nền văn hóa như người Sumer, người Ai Cập cổ và người dân thung lũng sông Ấn Độ có thể là những người đầu tiên phát minh ra và sử dụng son môi vào khoảng 5.000 năm trước. 

Cụ thể, những người cổ đại đã biết dùng các chất tạo màu như bột từ khoáng sản để trang điểm cho môi và mắt. Phụ nữ Ai Cập như Cleopatra cũng sử dụng côn trùng (carmine) để tạo màu đỏ cho môi của mình. Đặc biệt, phụ nữ trong nền văn minh thung lũng sông Ấn Độ cổ đã biết tạo những thỏi chất màu Ochre từ đất sét với hình chữ nhật cùng đầu vát nghiêng để dễ thoa lên môi - Đây cũng chính là hình thái sơ khai của thỏi son môi.

Son môi đã xuất hiện từ những nền văn minh xa xưa

Son môi đã xuất hiện từ những nền văn minh xa xưa

Các thành phần trong son môi

Vậy, cụ thể thì son làm từ gì? Trong các loại son môi đều sẽ có 3 thành phần chính như sau:

  • Chất tạo màu: Chất tạo màu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn cho màu sắc của son môi. Thường được phân loại thành hai loại chính là vô cơ và hữu cơ. Màu vô cơ như sắt oxit, TiO2 và ZnO thường không hòa tan trong nước, mang lại độ bền màu cao. Trái lại, màu hữu cơ có tính tan được và dễ phân tán, tuy nhiên có thể gây ra hiện tượng lem màu. Sự kết hợp tinh tế giữa hai loại chất tạo màu này giúp tạo ra son môi với màu sắc đẹp và đồng đều mà không bị lem.
  • Sáp: Sáp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hình dạng của son môi cũng như cung cấp độ bóng, trơn và độ bám cho sản phẩm. Các loại sáp tự nhiên như sáp ong, sáp Carnauba và sáp Candelilla thường được ưa chuộng vì tính chất tự nhiên và khả năng tạo độ bền cao cho son môi.
  • Dầu: Dầu không chỉ giữ cho môi mềm mại và mịn màng mà còn có vai trò hòa tan các chất tạo màu và các thành phần khác trong son môi. Có nhiều loại dầu khác nhau được sử dụng trong sản xuất son môi như dầu thầu dầu, dầu hạt nho, dầu hạnh, dầu cọ và dầu ô liu, mỗi loại mang lại những lợi ích riêng biệt cho sản phẩm.

Ngoài các thành phần chính thì một số sản phẩm son còn được cho thêm các thành phần phụ khác, được điều chỉnh tỉ lệ để tạo ra các sản phẩm son môi có tính chất khác nhau.

  • Hương liệu: Được sử dụng để tạo mùi hương dễ chịu cho son môi và che đi mùi khó chịu của các thành phần khác như dầu và sáp.
  • Chất chống nắng: Như oxybenzone, avobenzone, hoặc các thành phần khoáng tự nhiên như oxit kẽm và titanium dioxide.
  • Vitamin và dưỡng chất: Các thành phần này được thêm vào để cung cấp dưỡng chất cho môi, giúp giữ cho môi mềm mại và mịn màng. Vitamin như vitamin E thường được sử dụng để cung cấp chất chống oxy hóa và giữ ẩm.
  • Chất chống oxy hóa: Giúp bảo vệ son môi khỏi quá trình oxy hóa và giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Các chất chống oxy hóa như BHT (butylated hydroxytoluene) và BHA (butylated hydroxyanisole) thường được sử dụng.
  • Chất bảo quản: Được thêm vào để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm và vi sinh vật khác trong sản phẩm. Các chất bảo quản phổ biến bao gồm parabens, phenoxyethanol và sorbic acid.

Son làm từ gì? - Trong son môi có sáp, dầu và chất tạo màu

Son làm từ gì? - Trong son môi có sáp, dầu và chất tạo màu

Lưu ý về thành phần gây hại có thể có trong son

Dưới đây là một số kim loại thường được sử dụng trong son môi và có thể gây hại cho sức khỏe:

  • Propylparaben: Có thể gây kích ứng da, đặc biệt là đối với những người có tiền sử dị ứng. 
  • Chì: Một số thương hiệu mỹ phẩm thêm chì vào thành phần của son môi. Việc sử dụng son môi chứa nhiều chì thường xuyên có thể tích tụ lượng chì trong cơ thể, gây hại cho não, gây ra các vấn đề thần kinh và nguy hiểm nhất là ung thư.
  • Retinyl palmitate: Loại vitamin A giả có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.
  • Nhôm và mangan: Một số lượng nhất định của nhôm và mangan trong son môi có thể gây hại cho não và gây ra các vấn đề chức năng não.
  • Methylparaben: Chất bảo quản này có thể gây nguy cơ ung thư.

Việc lựa chọn son môi tự nhiên và tránh xa các loại son môi chứa quá nhiều kim loại có thể giúp bảo vệ sức khỏe của bạn trong thời gian dài.

Không nên sử dụng son môi có chứa hàm lượng chì cao

Không nên sử dụng son môi có chứa hàm lượng chì cao

Bí quyết tô son đẹp

Để có đôi môi đẹp tự nhiên và quyến rũ, không chỉ dựa vào việc chọn đúng màu son môi, mà còn phụ thuộc vào cách bạn tô son. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn tô son môi đẹp hơn:

  • Dưỡng ẩm trước khi thoa son bằng cách sử dụng một lớp son dưỡng hoặc kem dưỡng môi để làm mềm môi và loại bỏ tình trạng khô ráp.
  • Sử dụng bút viền môi để định hình và tạo đường viền môi sắc nét trước khi tô son trong trường hợp cần tạo hiệu ứng đôi môi đầy đặn, sắc nét.
  • Bắt đầu tô son từ phần giữa của môi và lan ra hai bên. Điều này giúp phân phối son môi đều và tránh tình trạng lắng xuống ở viền môi.
  • Sử dụng cọ tô son thay vì thoa trực tiếp từ thỏi son. Cọ giúp bạn kiểm soát lượng son và tạo ra đường viền môi sắc nét hơn.
  • Nên sử dụng tăm bông để lau son môi bị lem.
  • Nếu bạn muốn có đôi môi căng mọng, hãy thêm một lớp son bóng hoặc son dưỡng môi bóng lên trên.

Việc biết được son làm từ gì và hiểu rõ công dụng của những thành phần có trong son môi sẽ giúp chúng ta có kiến thức chọn được son môi phù hợp, an toàn cho sức khỏe. Nếu bạn có đam mê làm đẹp hoặc muốn sản xuất son môi, hãy ghé thăm LAN HƯƠNG LIP - nơi chuyên cung cấp các nguyên liệu làm son môi chất lượng và hỗ trợ công thức làm son đạt chuẩn phục vụ sản xuất.

FOLLOW ME
back to top